Nhà ở cho người thu nhập thấp: chưa giải mãi xong!

Ty Huu Doc Ngoc

Ở các đô thị, hiện nay giá nhà ở dành cho người thu nhập thấp không hề thấp, dẫn đến rất nhiều người gặp khó khăn trong việc có chốn an cư. Tại Hà Nội, TP.HCM, để mua một căn hộ giá rẻ với diện tích khoảng 50 m2, trung bình người lao động phải bỏ một khoản tiền khoảng 600-700 triệu đồng, thậm chí nhiều căn hộ lên đến tiền tỷ. Mức giá này cũng rất khó để mua ngay cả với người có thu nhập trung bình, trung bình khá (khoảng 7-10 triệu đồng/tháng). Chưa kể, do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu rất lớn, tại nhiều dự án người còn phải mất tiền chênh để có được suất . TS. Tạ Quỳnh Hoa, giảng viên Khoa Kiến trúc quy hoạch, Đại học Xây dựng cho biết, khảo sát giá cho thấy, giá bán căn hộ tại các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp trong khoảng 8-14 triệu đồng/m2 và với mức giá khoảng 14 triệu đồng/m2, so sánh với mức thu nhập trung bình và khả năng chi trả cho nhà ở, “người dân phải tiết kiệm 25 năm để mua được nhà”.

 

nha dat dep 4 Nhà ở cho người thu nhập thấp: chưa giải mãi xong!

 

 

Dưới góc độ DN, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng sở dĩ nhà ở cho người thu nhập thấp còn thiếu bên cạnh do thủ tục hành chính trong lập dự án còn phức tạp thì mức lợi nhuận chủ đầu tư được hưởng giới hạn không quá 10% là mức thấp so với kỳ vọng của DN, dẫn đến các DN không chú trọng.

 

Xuất phát từ thu nhập, khả năng chi trả của người thu nhập thấp tại đô thị, khu công nghiệp, ông Trần Ngọc Hùng kiến nghị thời gian tới cần tập trung hơn nữa nguồn vốn, quỹ đất và ưu tiên các cơ chế chính sách làm nhà ở giá rẻ để cho thuê. Cụ thể, đối với nhà ở công nhân khu công nghiệp, ưu tiên số một cho nhà ở chung cư, tập thể cho thuê, còn đối với người thu nhập thấp ở đô thị cần có chính sách khuyến khích tối đa cho các nhà đầu tư. Để phát triển loại nhà này, ngoài các cơ chế ưu đãi, cần tập trung giải pháp tạo nguồn vốn vay dài hạn lãi suất thấp từ nguồn vốn Nhà nước và các quy định bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp người thuê nhà trây ỳ không đóng tiền thuê nhà, tự ý cơi nới… đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư tương đương với nhà ở bán.

 

 

Đồng quan điểm, ông Lê Quang Hiệp, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị cho rằng, loại hình nhà ở cho thuê là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người thu nhập thấp chưa có khả năng mua nhà. Ông Hiệp cho rằng, “theo thực tiễn của đa số các nước, đây cần được xem là trách nhiệm của Nhà nước chứ không phải DN. Để đảm bảo 20% quỹ nhà cho thuê, Chính phủ nên có chính sách giao cho địa phương sử dụng ngân sách để mua lại hoặc thực hiện theo hình thức đặt hàng rồi tổ chức cho các đối tượng chính sách thuê lại theo quy định”.
Công nhân vẫn phải tự lo nhà ở

 

Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư nhưng trên thực tế bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị và các khu công nghiệp vẫn chưa thực sự có đáp án hợp lý và hiệu quả. Nhu cầu lớn song khả năng đáp ứng hạn chế, giá bán cao khiến nhiều người có thu nhập thấp, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở.

 

Theo ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, dự báo đến năm 2020 nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị là 1 triệu căn. Hiện tại mới chỉ đáp ứng được 10 ngàn căn/năm. “Tại đô thị đang có 284 ngàn hộ đang sống trong nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ, số nhà ở dưới 30m2 là 1,1 triệu căn hộ, công nhân khu công nghiệp đa số đều phải ở thuê nhà trọ của tư nhân trong điều kiện hầu hết chật hẹp, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo”, ông Trần Ngọc Hùng cho biết.

 

 

Dẫn chứng thực trạng tại các khu công nghiệp ở Quảng Ngãi, ông Nguyễn Văn Quyến, Ban chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tỉnh Quảng Ngãi có 3 khu công nghiệp tập trung với số công nhân lao động khoảng 13 ngàn người. Hiện các khu công nghiệp chưa có nhà ở cho công nhân lao động, hầu hết công nhân phải tự lo nhà ở. Một số khu nhà ở do DN xây dựng chưa đưa vào khai thác được do thiếu vốn và chưa đồng bộ cơ sở hạ tầng và quy mô nhà ở còn nhỏ so với số lượng công nhân lao động hiện có. Tình trạng thiếu nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, ngoài việc do thiếu đất sạch, PGS. TS Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng cho rằng còn do các chính sách khuyến khích hiện hành chưa đủ sức thu hút đối với nhà đầu tư. Đặc biệt, PGS.TS Hải nhấn mạnh việc hiện nay chưa có quy định bắt buộc các DN sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng nhà ở cho công nhân, các địa phương cũng chưa quan tâm đến vấn đề này khi thực hiện thu hút đầu tư.

 

Về cơ bản, nguyên nhân của việc thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị và các khu công nghiệp là do thiếu quỹ đất dành cho nhà ở thu nhập thấp và sự thiếu hụt này xuất phát từ công tác quy hoạch. Theo ông Trần Ngọc Hùng, Luật Nhà ở 2014 đã quy định rất rõ các hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở xã hội, trong đó có một nguồn vốn quan trọng từ ngân sách Nhà nước. Song, do không có quy định cụ thể, đặc biệt từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương nên nguồn vốn này không ổn định, tùy thuộc vào kinh phí phân bổ của mỗi nơi.

 

Thời gian qua, việc thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp nói riêng và nhà ở xã hội nói chung còn có những hạn chế, bất cập, làm cản trở quá trình hiện thực hóa cơ chế chính sách đối với vấn đề phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp.

 

Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838

 

mua ban nha dat so3 1024x722 Nhà ở cho người thu nhập thấp: chưa giải mãi xong!

 

300x250 Nhà ở cho người thu nhập thấp: chưa giải mãi xong!

Cùng Danh Mục :

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>