Cách giải quyết tốt nhất khi công việc không như muong muốn

Ty Huu Doc Ngoc

Nếu bạn vẫn còn muốn ra đi bởi vì bạn thấy thực sự như ác mông với bạn và bạn sẽ không thể quen được dù có thời gian. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau trước khi đưa ra quyết định chính thức đó là bạn đã hiểu toàn bộ sự việc dẫn đến hậu quả này chưa? Sự ra đi này không phải là bạn đang đánh mất một cơ hội mà là bạn đang chuẩn bị lấy một cơ hội khác? Bạn nên biết rằng mỗi cơ hội chỉ đến khi chúng ta nỗ lực và cố gắng hết sức bởi vậy bạn nên trân trọng và xem xét cẩn thận.

viec lam 48 Cách giải quyết tốt nhất khi công việc không như muong muốn

Bạn mới bắt đầu công việc này được một thời gian ngắn nhưng đã cảm thấy công việc này giống như ác mộng. Bạn sẽ làm gì đây?

Đối mặt với sự thật

Có rất nhiều lý do khác nhau làm cho công việc mới này của bạn dường như không tuyệt vời như bạn tưởng, đó có thể là do sếp mới của bạn hơi khác người hoặc trách nhiệm bạn đảm nhận hiện tại không như bạn nghĩ. Bạn cần hiểu rõ điều gì đã làm bạn khổ sở trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.

Ví dụ, nếu nguyên nhân của bạn là do sếp quá khó tính và khác thường thì bạn có thể xem liệu sự khác thường đó tích cực hay không? Bạn có thể học hỏi được điều gì không? Có thể sau một thời gian bạn sẽ hiểu được vấn đề và tự khắc phục chúng còn nếu không thì bạn hãy tính bước tiếp theo sau.

Nói chuyện với sếp hoặc đồng nghiệp

Sẽ rất dễ dàng cho bạn có cuộc nói chuyện thẳng thắn với sếp nếu họ cảm thấy vui vì kết quả công việc bạn làm trong thời gian qua và họ sẵn sàng lắng nghe những điều làm bạn chưa thoải mái trong công việc. Khi họ hiểu được những lo lắng của bạn họ có thể giải quyết chúng để làm bạn toàn tâm toàn ý cho công việc. Nhưng sẽ khó khăn hơn nếu sếp của bạn không hài lòng về bạn trong một số vấn đề và cách tốt nhất là nói chuyện với sếp càng sớm càng tốt. Làm rõ mọi chuyện giữa sếp để sếp có thể hiểu bạn hơn và bạn cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn trong làm việc.

Trong trường hợp bạn không thể nói chuyện với sếp bởi vì họ chính là nguyên nhân gây ra vấn đề của bạn. Hãy thử nói chuyện với những đồng nghiệp xung quanh và tìm hiểu xem liệu ai trong số họ đã từng gặp vấn đề tương tự như bạn và họ đã giải quyết như thế nào.

  • Vấn đề Tìm Việc hiện nay khá khó khăn, nhưng bạn đừng quá lo lắng,  Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Kiên nhẫn là đức tính cần thiết

Một số nhà tư vấn cũng khuyên rằng bạn cần tối thiểu từ 3 đến 6 tháng mới có thể quen với nhịp điệu và cách thức làm việc trong công ty mới. Trong quãng thời gian này bạn có thể gặp những điều không hài lòng, lo lắng và bạn cần kiên nhẫn để tìm hiểu và khắc phục chúng nếu có thể, không nên từ bỏ ngay.

Bất cứ khi nào có thể bạn hãy quan sát xung quanh không chỉ để học hỏi về công việc mà còn học hỏi về tổng thể công ty như cách làm việc, những kiểu khách hàng nào là thường xuyên hay cách mọi người giao tiếp. Điều này dần dần giúp bạn trở thành một phần trong công ty và tạo cảm giác thoải mái khi làm việc.

Nếu bạn vẫn quyết định ra đi…

Nếu bạn vẫn còn muốn ra đi bởi vì bạn thấy công việc thực sự như ác mông với bạn và bạn sẽ không thể quen được dù có thời gian. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau trước khi đưa ra quyết định chính thức đó là bạn đã hiểu toàn bộ sự việc dẫn đến hậu quả này chưa? Sự ra đi này không phải là bạn đang đánh mất một cơ hội mà là bạn đang chuẩn bị lấy một cơ hội khác? Bạn nên biết rằng mỗi cơ hội chỉ đến khi chúng ta nỗ lực và cố gắng hết sức bởi vậy bạn nên trân trọng và xem xét cẩn thận.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

300x250 Cách giải quyết tốt nhất khi công việc không như muong muốn

Cùng Danh Mục :

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>