Bí quyết muối dưa hành truyền thống giòn ngon ai cũng phải thèm
Nước muối dưa hành đã pha xong, bạn xếp lần lượt từng củ hành vào lọ thủy tinh. Sau đó, bạn đổ phần nước muối vừa pha vào lọ cho ngập, dùng 2
Ngày Tết đến, đĩa dưa hành truyền thống trắng phau là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình. Nhưng không phải ai cũng biết cách muối dưa hành giòn ngon mà không bị hăng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách muối dưa hành theo truyền thống ngon nhất, khiến ai cũng phải thèm.
Nguyên liệu
Ngày Tết đến, trên mâm cơm của các gia đình không thể thiếu được đĩa dưa hành muối trắng phau, nõn nà. Có nhiều cách muối dưa hành khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là cách muối dưa hành truyền thống. Đĩa dưa hành muối đủ độ phải đạt độ giòn, ăn có vị chua thanh, không còn mùi hăng của hành, không gắt hay bị ủng. Để có món dưa hành truyền thống ngon nhất, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây.
– 1kg hành khô
– Nước vo gạo
– Đường, muối, dấm trắng.
1
1kg hành khô khi mua về bạn nên để cả vỏ, cho vào chậu ngâm nước vo gạo, bỏ thêm ít muối hột, ngâm trong một đêm. Việc ngâm hành khô trong nước vo gạo với thời gian dài sẽ giúp loại bỏ vị hăng, mùi gắt của hành, đồng thời giúp hành trắng hơn và đạt được độ giòn ngon như ý sau khi muối.
Với cách muối dưa hành truyền thống, bạn cần ngâm hành trong nước vo gạo và để qua đêm
2
Sáng hôm sau, bạn đổ nước vo gạo đi, thay bằng nước lã, cũng bỏ thêm muối vào ngâm như trên, ngâm thêm một ngày để giảm vị cay của hành. Hành ngâm kỹ trước khi muối sẽ loại bỏ được hết vị hăng đắng, hành trắng và đẹp mắt hơn.
3
Sau khi ngâm hành đủ độ, bạn vớt hành ra, cắt hết rễ, bóc vỏ và để ráo nước. Lưu ý rằng, hành sau khi bóc vỏ phải để thật ráo nước rồi mới muối. Bởi nếu hành vẫn còn lẫn nước lã, thì khi muối rất dễ bị ủng, lên men trắng sẽ không giữ được độ giòn và ngon.
Cách muối dưa hành truyền thống đòi hỏi sau khi ngâm cần bóc vỏ và để hành thật ráo nước
4
Khi hành đã ráo nước và có thể muối, bạn đun một nồi nước sôi. Khi nước sôi, cần đổ ra một chiếc chậu nhỏ và sạch hoặc một chiếc nồi khác cho nguội bớt. Bạn nên tráng qua chậu bằng 1 lượt nước sôi trước để tiệt trùng và loại hết phần nước lã còn đọng trong chậu. Khi nước chỉ còn hơi ấm, bạn pha vào 2 thìa muối, 2 thìa đường và một lít nước sôi để nguội.
5
Nước muối dưa hành đã pha xong, bạn xếp lần lượt từng củ hành vào lọ thủy tinh. Sau đó, bạn đổ phần nước muối vừa pha vào lọ cho ngập, dùng 2 đến 3 que gỗ hoặc chẻ đũa ra để nén dưa hành. Việc nén dưa hành rất quan trọng, bởi nếu không nén thì dưa hành sẽ lâu chín, chín không đều và không đạt được độ chua ngon vừa ý.
Hành sau khi xếp vào lọ thủy tinh phải được nén lại
Thành phẩm
Với cách muối dưa hành này, sau một tuần là hành đã đạt đủ độ và có thể ăn được. Dưa hành khi chín có màu trắng, ăn có vị chua thanh, rất giòn và ngon. Dưa hành chấm với nước mắm ngon là món ăn được biệt, được coi là “quốc hồn quốc túy” trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Để tránh dưa hành bị chua quá và nhanh hỏng, khi hành chín đủ độ, bạn nên cất vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản. Ở nhiệt độ thấp, dưa hành sẽ ít lên men hơn và không bị chua quá. Ngoài dưa hành truyền thống, thì dưa món cũng là một ngon ăn rất ngon của miền Trung. Bạn có thể thử làm thêm món ăn độc đáo, lạ miệng này để thay đổi khẩu vị cho cả gia đình. Hãy tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết cách làm dưa món tại nhé!
Dưa hành khi muối đủ độ, bạn nên cất vào ngăn mát tủ lạnh để không bị chua quá
Chúc các bạn thành công với cách muối dưa hành truyền thống!
Leave a Reply