Cách chữa bệnh bằng món ăn của bông điên điển
Ngoài ra, mách bạn món dưa hoa điên điển chưng mắm giòn, đậm đà ngày Tết: hoa điên điển 200g nhặt rửa sạch, để ráo nước, trộn chung với dừa khô đã nạo ra đĩa. Tiếp theo, chưng mắm hoặc nước tương để ăn làm món khai vị.
Bông điên điển là loại hoa đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Nó không những mang vẻ đẹp bình dị, tươi mới mà còn được cư dân nơi đây chế biến thành những món ăn ngon khó cưỡng, khiến ai ăn một lần rồi vẫn còn thòm thèm.
Bên cạnh đó, những món ăn từ bông điên điển còn ẩn chứa một “bí mật” chữa bệnh mà ít ai biết:
Điên điển chưng đường phèn chữa cao huyết áp
Bông điên điển bỏ cuống, chưng cách thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100-200g liên tục trong nhiều ngày.
Điên điển muối chua giải nhiệt, nhuận trường
Bông điên điển rửa sạch, để ráo, cho vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh. Lấy phần lắng trong của nước vo gạo pha với muối, đổ vào hũ ngập hoa. Dùng lá chuối hoặc lá môn rửa thật sạch, đậy kín hũ. Khoảng 3 ngày sau, hoa chua là ăn được.
Điên điển xào trứng giải độc, bồi bổ cơ thể
Đây là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng có tác dụng giải nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể dành cho người bị suy nhược, ăn ngủ kém, ăn uống không tiêu.
Cách chế biến: bông điên điển 100-200 g rửa sạch, trứng vịt 2-3 quả đập vào tô, nêm gia vị vừa ăn (nước mắm, tiêu, bột ngọt), một ít hành lá xắt nhỏ rồi đánh đều để sẵn.
Cho dầu ăn vào chảo, phi hành thơm, trút hoa điên điển vào trộn đều, sau đó đổ trứng vào xào nhanh, khi vàng đều thì trút ra đĩa, dùng nóng với cơm.
Hạt điên điển giúp điều hòa kinh nguyệt
Dùng 12-16g hạt điên điển khô sắc uống hằng ngày cjho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh…
Ngoài ra, mách bạn món dưa hoa điên điển chưng mắm giòn, đậm đà ngày Tết: hoa điên điển 200g nhặt rửa sạch, để ráo nước, trộn chung với dừa khô đã nạo ra đĩa. Tiếp theo, chưng mắm hoặc nước tương để ăn làm món khai vị.
Leave a Reply