Cần hỗ trợ địa phương trong cấp sổ đỏ
Tương tự, theo ông Lê Đình Minh, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh huyện Ba Vì: Để tháo gỡ khó khăn đối với 20.568 thửa đất ở chưa đăng ký cấp sổ đỏ trên địa bàn, huyện có phương án xác định lại số thửa, nếu trên một thửa đất có nhiều hộ gia đình là bố mẹ, các con hoặc anh, chị em cùng sử dụng, trước mắt sẽ cho đăng ký sử dụng chung thửa đất đó, sau khi cấp sổ đỏ, các hộ muốn tách sẽ thống nhất chia diện tích sau. Đối với những trường hợp có nguồn gốc vi phạm lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, không phù hợp quy hoạch… UBND huyện yêu cầu các xã thành lập tổ công tác, kiểm tra thực địa, đo đạc hiện trạng, xác định mốc giới, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất để đăng ký đất đai lần đầu…
Hà Nội đặt mục tiêu đến ngày 30-6-2017 hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực ngoại thành, đang gặp không ít vướng mắc trong các khâu, đòi hỏi có những giải pháp hỗ trợ từ các cấp, ngành của thành phố.
Người dân làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại bộ phận “một cửa” UBND huyện Mỹ Đức. Ảnh: Thái Hiền
|
Còn nhiều vướng mắc
Tính đến nay, công tác cấp sổ đỏ đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, huyện Ứng Hòa đạt tỷ lệ khá cao, 99,6%. Nhưng số thửa đất ở của các hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ đạt tỷ lệ còn thấp, mới được 77,36%. Hiện tại huyện Ứng Hòa còn hơn 14.600 thửa chưa được cấp sổ đỏ, trong đó hơn 13.000 thửa đất gặp khó khăn, vướng mắc do nằm trong diện có nguồn gốc sử dụng đất lấn chiếm, cấp bán trái thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích sử dụng.
Ngoài ra, việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất gặp khó khăn do hồ sơ địa chính không đồng bộ, không được cập nhật; người sử dụng đất không cung cấp được các giấy tờ liên quan… Bên cạnh đó, nhiều địa phương không có hồ sơ để xác định thời điểm vi phạm lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân.
Việc chính quyền xác định sai nguồn gốc đất cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm trễ. Ông Đào Xuân Phú ở thôn Đại Nghiệp, xã Tân Dân (huyện Phú Xuyên) cho biết: “Thửa đất của gia đình có nguồn gốc từ ông cha để lại. Nhưng khi làm thủ tục hồ sơ đề nghị được cấp sổ đỏ, thì UBND xã lại xác định sai nguồn gốc. Sau khi khiếu nại, UBND huyện Phú Xuyên đã ra Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 11-3-2015, giao UBND xã Tân Dân đo đạc, xác minh, hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận và cấp sổ đỏ cho gia đình tôi”. Nhưng qua một thời gian vẫn chưa được UBND xã hoàn thiện thủ tục…
Hay như tại xã Đại Hưng (huyện Mỹ Đức) còn có đất của Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức tự đứng ra thanh lý cho 37 trường hợp là công nhân với diện tích hơn 2.000m2 đất ở thôn Trinh Tiết. Tuy nhiên, khu đất nằm trong hành lang an toàn đê sông Đáy, nên những trường hợp này chỉ được kê khai, quản lý đất, không được cấp sổ.
Tại huyện Ba Vì, tính đến nay, tỷ lệ cấp sổ đỏ, đạt 72,57%, còn 20.568 thửa đất chưa đăng ký, trong đó rất nhiều trường hợp không có giấy tờ, hoặc do sử dụng bản đồ giải thửa, đo vẽ từ những năm 1980, nay có biến động do tách các thành viên trong hộ, chưa lập văn bản thỏa thuận sử dụng đất theo quy định…
Địa phương cần… tiếp sức
Trong tổng số 7.076 thửa đất ở chưa được cấp sổ đỏ của thị xã Sơn Tây, chỉ có khoảng 200 thửa đủ điều kiện, còn 6.874 thửa chưa đăng ký… Theo ông Tạ Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, hiện còn một số vướng mắc rất mong được thành phố quan tâm, có cơ chế tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp sổ đỏ. Ví như dự án đo đạc tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư chưa thực hiện xong, nên Sơn Tây chưa có số liệu để sử dụng. Nếu được đơn giản hóa thủ tục, chủ sử dụng đất chỉ việc kê khai tương đối và tự chịu trách nhiệm về số liệu, vẽ sơ họa hình dạng, diện tích thửa đất để UBND cấp xã, phường xác nhận. Còn việc đo đạc chính xác và các thủ tục về thuế, nghĩa vụ tài chính sẽ thực hiện khi đăng ký cấp sổ đỏ. Như vậy hiệu quả trong công tác kê khai sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội quy định phạm vi ngoài 200m vị trí 4, mới được tính đất khu dân cư nông thôn, như vậy tại thị xã Sơn Tây sẽ có rất nhiều trường hợp ở khu vực nông thôn, nhưng phải nộp khoản tiền lớn khi đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu, khiến người dân né tránh, không muốn kê khai, đăng ký cấp sổ đỏ.
Tại quận Hà Đông, phường Quang Trung còn 309/3.983 hộ chưa được cấp sổ đỏ, trong đó có 163 hộ không có giấy tờ, đang có tranh chấp, không thống nhất được mốc giới do việc lấn chiếm đất giáp ranh phường, xã khác, một số trường hợp thuê nhà của Nhà nước, chưa làm các thủ tục thanh lý… Ông Đào Diệu Chung, Phó Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Hà Đông) cho biết: Những trường hợp ở nhà thuê của Nhà nước, do cơ quan bố trí… rất cần các cơ quan chức năng sớm quan tâm, thực hiện thủ tục thanh lý theo quy định, để các hộ được hoàn thiện hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ.
Tương tự, theo ông Lê Đình Minh, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh huyện Ba Vì: Để tháo gỡ khó khăn đối với 20.568 thửa đất ở chưa đăng ký cấp sổ đỏ trên địa bàn, huyện có phương án xác định lại số thửa, nếu trên một thửa đất có nhiều hộ gia đình là bố mẹ, các con hoặc anh, chị em cùng sử dụng, trước mắt sẽ cho đăng ký sử dụng chung thửa đất đó, sau khi cấp sổ đỏ, các hộ muốn tách sẽ thống nhất chia diện tích sau. Đối với những trường hợp có nguồn gốc vi phạm lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, không phù hợp quy hoạch… UBND huyện yêu cầu các xã thành lập tổ công tác, kiểm tra thực địa, đo đạc hiện trạng, xác định mốc giới, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất để đăng ký đất đai lần đầu…
- Ngoài ra Nhà đất cho thuê ở các quận khác lân cận khác trên Nhà đất Số cũng được rất nhiều người quan tâm :
Cho thuê nhà mặt phố tại quận 6 Hồ Chí Minh
Cho thuê nhà mặt phố tại quận 7 Hồ Chí Minh
Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Nhà Đất Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838
Leave a Reply