Mách cách treo tranh thêu chữ thập trong nhà hợp phong thủy để gia đình luôn gặp được may mắn

Ty Huu Doc Ngoc

Một lưu ý quan trọng khi treo các loại tranh chữ thập đó là phải treo hợp với mệnh, có nội dung tương sinh với các thành viên trong gia đình. Nếu trong nhà có người xung khắc nhau thì việc lựa chọn tranh là vô cùng quan trọng. Tốt nhất nên chọn những bức tranh trung tính, không quá khắc với cả hai người, từ đó có thể giảm xung khắc giữa hai người, giúp gia đình thuận hòa, vui vẻ hơn.

Tranh thêu chữ thập hay còn gọi là tranh X-stitch là loại tranh được thêu trên những loại vải thô, có chia các ô đều để các mũi thêu có thể thành hình chữ thập một cách đều đặn, ai cũng có thể tự tay thêu tranh. Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn loại tranh này làm vật trang trí trong nhà bởi ưu điểm mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý, lại tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc.

 

Ý nghĩa của các loại tranh thêu chữ thập

Hiện nay có rất nhiều mẫu mã đa dạng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của những bức tranh này. Việc bạn lựa chọn tranh chữ thập có ý nghĩa không tốt hoặc không hợp phong thủy với gia chủ có thể khiến gia đình gặp vận đen, hoặc điều không may.

Để biết thêm về vận mệnh của mình hãy xem tử vi của mình để biết những chuyện xui rủi sẽ đến với mình để biết cách phòng tránh, ngoài ra bạn có thể xem chi tiết hơn với tử vi trọn đời và tử vi hàng ngày để biết sự nghiệp của mình thế nào

Trong phong thủy, một bức tranh tốt là bức tranh đem lại những năng lượng mới cho gia chủ, có khả năng mang lại hiệu ứng tâm lý tốt, tạo cho con người cảm giác phấn chấn, đem lại những may mắn nhất định.

+ Tranh thêu hình thư pháp, câu đối, hoành phi mang ý nghĩa chúc phúc, cầu may cho gia đình.

+ Tranh tường lớn có hình hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quý. Hoa hướng dương làm căn phòng tăng thêm dương khí, bù đắp lượng ánh sáng thiếu hụt, tạo sinh khí cho ngôi nhà.

Xem Thêm:  Top 5 nét tướng của người đàn ông thành đạt

+ Tranh hoa sen, cá chép tượng trưng cho sự no đủ, tiền tài viên mãn.

+ Tranh tùng bách xanh 4 mùa tượng trưng cho sự trường thọ.

+ Tranh mã đáo thành công ngụ ý cho sự thăng quan tiến chức, làm ăn tiến tới, hợp với người sinh vào mùa thu đông.

+ Tranh thuê chữ Lộc bạn có thể tặng cho bất kỳ ai kể cả người già người trẻ đều phù hợp. Với người trẻ thì mong muốn và chúc cho sự thành công. Người già thì mong muốn mang lại tài lộc cho con cháu muôn đời.

 

Ngoài ra, có rất nhiều loại tranh thêu chữ thập khác, hầu như tất cả đều mang ý nghĩa phong thủy tốt như tranh hoa đào, tranh phong cảnh, tranh thực vật.

Cách treo tranh chữ thập trong nhà hợp phong thủy

Một lưu ý quan trọng khi treo các loại tranh chữ thập đó là phải treo tranh chữ thập hợp với mệnh, có nội dung tương sinh với các thành viên trong gia đình. Nếu trong nhà có người xung khắc nhau thì việc lựa chọn tranh là vô cùng quan trọng. Tốt nhất nên chọn những bức tranh trung tính, không quá khắc với cả hai người, từ đó có thể giảm xung khắc giữa hai người, giúp gia đình thuận hòa, vui vẻ hơn.

 

Ngoài ra, khi treo tranh trong nhà cần chú ý những điều sau:

+ Khi treo tranh các loài mãnh thú như hổ, báo, sư tử hay chim ưng nên chọn các tranh mà đầu của chúng ở tư thế hướng lên trên, sẵn sàng tự vệ. Không nên chọn hình ảnh chúng đang nhìn bạn như thể chuẩn bị tấn công.

+ Treo tranh sơn thủy cần chú ý đến thế nước chảy, nước tượng trưng cho tiền tài, dòng nước chảy vào trong có nghĩa là tiền vào nhà, còn chảy ra ngoài có nghĩa là tiền tài mất mát.

+ Tuyệt đối không treo những bức tranh màu nặng nề, u tối, dễ làm nảy sinh tâm lý chán nản, bi quan, thiếu động lực làm việc.

 

+ Treo tranh Tuấn mã sẽ phạm vào “Hỏa thiêu thiên môn” khi đặt ở phía Nam, các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, gặp phải những điều không may, tranh chấp cãi cọ.

+ Nếu lựa chọn tranh thực vật, không được treo ở hướng Tây, vì hướng Tây thuộc Kim, Mộc bị Kim khắc, gia chủ sẽ không gặp may. 

+ Không nên treo tranh trừu tượng vì loại tranh này thường khiến người xem hoảng loạn tinh thần.

+ Tranh thêu chữ thập cũng cần hài hòa với tổng thể mảng tường, kết hợp với đèn trang trí và màu sắc tương ứng.

Mỗi không gian căn phòng phù hợp với loại tranh gì?

 

+  Phòng khách: Phù hợp treo tranh Mã đáo thành công, hay tranh Thuyền doanh nhân – Thuận buồm xuôi gió, hoặc treo tranh thêu thư pháp với ba chữ Phúc Lộc Thọ

+ Phòng thờ: Thường người ta chơi chữ TÂM

+  Phòng ngủ: Hoa mẫu đơn ngoài ý nghĩa phú quý ra còn mang ý nghĩa vợ chồng nồng ấm sâu sắc

+ Phòng bếp: Cánh đồng lúa cỏ xanh mướt, hoặc tranh hoa quả tạo hiệu ứng hưng phấn khi vào phòng bếp hoặc phòng ăn. Bếp là hành hỏa nên có thể treo những bức tranh thêu mang hành mộc, tránh treo những bức tranh thêu mang hành thủy như tranh cá

+ Phòng làm việc, phòng đọc sách: Nên treo tranh trúc hoặc tranh chữ thư pháp để thể hiện mục đích phấn đấu

Cách vệ sinh và giặt tranh thêu chữ thập

Tranh chữ thập hay bất kỳ loại tranh nào nếu treo trong nhà một thời gian dài không thể tránh khỏi bị bụi bẩn, xỉn màu. Để đảm bảo tranh trong nhà bạn luôn mới, sạch sẽ, bền màu và giữ nguyên được ý nghĩa phong thủy, chị em có thể tham khảo cách giặt tranh thêu chữ thập theo các bước sau.

 

Sử dụng nước lạnh để giặt tranh chữ thập, ngâm trong nước có pha xà phòng một khoảng thời gian, sau đó rửa nhẹ nhàng thật sạch. Bóp nhẹ cho nước trên tranh ráo bớt rồi trải tranh lên một khăn trắng sạch, từ từ cuộn tròn khăn lại, toàn bộ số nước trên tranh sẽ được khăn trắng thấm hết. Mở tranh ra rồi treo bằng kẹp lên dây phơi, luôn phải giữ tranh phẳng, không gấp nếp hay vắt ngang qua dây.

Khi tranh đã khô, bạn thu tranh vào rồi trải lên mặt phẳng, đặt một chiếc khăn mỏng lên trên và là khô tranh ở chế độ nóng vừa phải bằng bàn ủi. Tranh thêu chữ thập sẽ nhanh chóng khô, mà vẫn giữ màu sắc như ban đầu, bạn chỉ cần đóng tranh vào khung là có thể treo trang trí cho căn nhà.

 

300x250 Mách cách treo tranh thêu chữ thập trong nhà hợp phong thủy để gia đình luôn gặp được may mắn

Cùng Danh Mục :

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>