Mẹo để chọn mực cho món nhắm tuyệt hảo ai cũng nên biết
Bạn hãy để ý những con mực có lớp thịt màu sáng hồng, đầu mực vẫn dính chặt với thân, túi mực bên trong chưa bị vỡ để đảm bảo độ tươi ngon, cũng như thịt mực không bị đắng khi chế biến món ăn.
Bạn không nên chọn những con đã chuyển màu xanh ngà, thịt nhão và có mùi tanh, nên chọn những con có râu chắc, còn lớp màng.
Mực là loại hải sản quen thuộc, chế biến được nhiều món ăn từ tươi sống đến gia giảm cầu kỳ. Mực có nhiều loại như mực nang, mực lá và mực ống. Tùy theo món ăn muốn chế biến, bạn có thể chọn các loại mực với các yêu cầu khác nhau sao cho phù hợp. Thông thường, mực lá ngắn phù hợp với các món mực chiên, sốt hay nướng. Mực nang thì thường được chế biến các món tươi sống như lẩu, gỏi, salad. Mực ống có thể hấp hoặc nhồi thịt sẽ rất ngon.
Lưu ý chung khi chọn mực:
Nhìn chung, khi chọn mua, bạn không nên chọn những con mực đã chuyển sang màu xanh ngà, thịt nhão, và đầu không dính với thân, mùi tanh khó chịu vì đó là những con mực kém tươi.
Ngoài ra, râu mực cũng là bí quyết nhận biết mực tươi ngon. Bạn chọn những con mực có râu chắc, cứng và râu mực phải gắn với thân mực, không nên chọn những con mực có râu nhão và sắp rời ra, nếu không biết cách chọn lựa kỹ càng thì rất dễ mua phải những con đã chết ươn.
Đối với mực lá:
Riêng với loại này, bạn nên chọn các con mực to, mình dày, mập, da mực cứng, thịt săn chắc, sáng trắng, không bị biến màu cũng như dập nát, đặc biệt lớp màng màu nâu bao quanh thân mực phải còn nguyên vẹn.
Đối với mực nang:
Khi chọn thì bạn hãy cầm con mực lên và cầm thấy rắn tay là mực tươi ngon. Bạn nên chọn con to, dày mình và những con mực có thịt màu trắng đục, thịt chắc, không bị nát. Đồng thời lớp màng nâu bên ngoài phải bao kín thân mực, phần râu mực cứng.
Đối với mực ống:
Bạn hãy để ý những con mực có lớp thịt màu sáng hồng, đầu mực vẫn dính chặt với thân, túi mực bên trong chưa bị vỡ để đảm bảo độ tươi ngon, cũng như thịt mực không bị đắng khi chế biến món ăn.
– Cắt những sợi xúc tu dài.
– Cắt rời phần đầu với thân mực.
– Lấy phần mai mực.
– Một tay giữ chặt phần đuôi, một tay móc phần ruột và túi mực. Làm khéo tay để túi mực không bị vỡ.
– Bóc lớp màng mỏng màu tím bao quanh con mực.
– Tách 2 vây của mực rồi dùng dao cắt khía nhẹ các đường chéo để khi nấu, mực sẽ nở theo hình đẹp mắt.
– Cắt thân mực thành những lát mỏng khoảng 0,5cm.
– Phần đầu mực: tách bỏ phần miệng, loại bỏ phần mắt. Với các xúc tu, dùng dao gạt nhẹ để loại bỏ chất bẩn.
Leave a Reply