Những điều sai lầm hay mắc phải khi nấu cơm

Ty Huu Doc Ngoc

Nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung giữ nhiệt, tránh cho gạo tiếp xúc với không khí sẽ khiến lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Nấu cơm tưởng như chuyện dễ dàng nhất nhưng lại đòi hỏi những yêu cầu tối thiểu để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Để nấu được nồi cơm ngon, đầy đủ các chất dinh dưỡng, bạn cần lưu ý để tránh những sai lầm dưới đây mà hầu như bà nội trợ nào cũng từng mắc:

1. Chọn gạo có mùi quá thơm, quá trắng

Nhiều nhà thích ăn cơm có mùi thơm tuy nhiên, phần lớn các loại gạo này muốn có mùi hương đặc biệt, lưu lại được lâu thì đều có sử dụng hương liệu tạo mùi, giữ mùi. Các loại hóa chất này ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hơn là các loại gạo tự nhiên.

Ngoài ra, các bà nội trợ cũng thích các loại gạo có màu trắng đẹp mắt. Thực tế phần lớn các loại này đều bị xay xát quá kỹ, mất đi lớp cám bao bên ngoài – vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo. Phần gạo để ăn chỉ là lõi bột đường của gạo, do đó nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao…

nấu cơm Những điều sai lầm hay mắc phải khi nấu cơm
Vì vậy, khi mua gạo, bạn nên chọn những loại có màu sắc và mùi hương tự nhiên, đặc biệt tránh những loại có mùi hương lạ hay màu trắng quá mức. Trước khi mua, nên bỏ nắm gạo trên tay để ngửi nhằm phân biệt gạo có sử dụng hóa chất tạo mùi hay không.

2. Vo gạo quá kỹ

Vo gạo cũng không kém phần quan trọng so với việc chọn gạo. Thông thường, các bà nội trợ cho rằng càng vo gạo kỹ thì càng tránh được bụi bẩn, vi khuẩn. Tuy nhiên, việc này lại làm mất đi những chất dinh dưỡng trong hạt gạo.

nấu cơm1 Những điều sai lầm hay mắc phải khi nấu cơm
Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng, cho nước vào nồi cùng với gạo, dùng tay khuấy đều để bụi bẩn, trấu nổi lên trên bề mặt, dùng tay nhẹ nhàng sàng lọc để lấy sạn, cuối cùng đổ nước đó đi. Tránh vò xát gạo vào nhau sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất trong hạt gạo.

Thông thường chỉ nên vo nước khoảng 2 lần và chỉ nên khuấy kỹ lần đầu tiên. Phần nước đầu này có thể bón cây hoặc rửa mặt đều tốt vì có nhiều chất dinh dưỡng.

3. Nấu cơm bằng nước lạnh

Việc dùng gạo nấu cơm bằng nước lạnh rất phổ biến ở nhiều gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nấu cơm bằng nước nóng sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh. Điều này áp dụng cho cả nồi cơm điện hay nồi gang đun bếp gas hoặc bếp củi. Bởi nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn khiến thời gian nấu cơm ngắn đi vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất.

Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.

Nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung giữ nhiệt, tránh cho gạo tiếp xúc với không khí sẽ khiến lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

4. Mở vung ngay khi nồi nhảy nút hâm nóng

Nấu bằng nồi cơm điện sẽ tự động nhảy từ chế độ nấu sang chế độ hâm nóng. Bạn không nên mở vung ngay lúc này mà nên để chế độ hâm nóng khoảng 5-10 phút, sau đó mới mở vung và xới cơm ăn. Nếu mở ngay khi cơm vừa chín, phần cơm trên vẫn còn hơi nhão, bạn nên để thêm một chút để hạt cơm se lại, ăn sẽ thơm và ngon hơn. Khi nồi cơm báo nấu xong, chuyển sang giữ ấm, bạn cũng có thể mở vung nồi, dùng đũa đảo đều và đậy nắp lại để ủ đến khi nào ăn.

300x250 Những điều sai lầm hay mắc phải khi nấu cơm

Cùng Danh Mục :

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>