Tại sao những Kiến trúc sư Việt hụt hơi ?

Ty Huu Doc Ngoc

Xuất hiện một nghịch lý lớn không chỉ hiện nay mà trong vòng 15 năm qua, là trừ một vài cá nhân đơn lẻ, giới KTS Việt ngày càng mờ nhạt tên tuổi, như là hụt hơi với hoạt động làm nghề. Đó là nhận định chung của Hội sư TPHCM tại Đại hội đại biểu lần thứ VII diễn ra ngày 2/4.

KTSViet100415 1 Tại sao những Kiến trúc sư Việt hụt hơi ?

Nhà trẻ Farming Kindergarten (Đồng Nai) – giải “Công trình của năm” do trang kiến trúc uy tín Archdaily (Mỹ) bình chọn.

Bức tranh ảm đạm của ngành kiến trúc TPHCM trước tình hình suy thoái kinh tế đã khiến hoạt động của giới kiến trúc sư (KTS) lao đao.

Xuất hiện một nghịch lý lớn không chỉ hiện nay mà trong vòng 15 năm qua, là trừ một vài cá nhân đơn lẻ, giới KTS Việt ngày càng mờ nhạt tên tuổi, như là hụt hơi với hoạt động làm nghề. Đó là nhận định chung của Hội Kiến trúc sư TPHCM tại Đại hội đại biểu lần thứ VII diễn ra ngày 2/4.

Thiếu chính sách công bằng

Trong vòng 15 năm trở lại đây, có thể thấy rõ sự lớn mạnh về lượng và chất của KTS, từ kỹ năng thiết kế đến quản lý hiện đại, cho đến những công ty tư vấn thiết kế công – tư, lớn – nhỏ đủ loại trong nước. Kể cả một lực lượng lớn KTS đủ sức làm trong các công ty quốc tế hoặc nguồn outsourcing (gia công) cho nước ngoài. Vậy tại sao xuất hiện nghịch lý đó? Theo Hội KTS, nguyên nhân chủ yếu là trong thời gian dài, xã hội đã thiếu chính sách công bằng để bắt buộc và vận động giới KTS đảm đương trách nhiệm đối với nền kiến trúc nước nhà, dù năng lực hoàn toàn đủ sức.

 

Hội cũng đã chỉ ra những thiếu sót chủ yếu khiến KTS thui chột tinh thần sáng tạo, đó là do xảy ra tình trạng cạnh tranh hạ giá vô tội vạ (do chất lượng sản phẩm tùy tiện, mù mờ), khiến người làm nghề chân chính vô cùng khó khăn để giữ chất lượng đúng đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, quy trình quản lý dự án thiết kế chuyên nghiệp không được tôn trọng đầy đủ, dẫn đến chất lượng thiết kế không đảm bảo chất lượng tối thiểu. Cuối cùng là do tình trạng chủ đầu tư không bị bắt buộc đầu tư chất lượng công trình kiến trúc trên mức tối thiểu (ví như luật không được phép nhập máy móc rẻ nhưng lạc hậu về công nghệ), dẫn đến việc cả xã hội phải sở hữu nền kiến trúc bị “bèo hóa”, thiếu giá trị nghệ thuật. Không những thế, đội ngũ KTS trẻ kế thừa không có quy chế bắt buộc thực tập có giám hộ trước khi được hành nghề độc lập. KTS hành nghề không có quy chế tự đào tạo để được xác nhận hành nghề liên tục. Điều này dẫn đến hậu quả uy tín đội ngũ KTS hành nghề bị sụt giảm.

Ngoài ra, luật quyền tác giả không thích hợp sản phẩm có tính đặc thù nghề nghiệp KTS (không tách rời ý tưởng, hồ sơ bản vẽ có tính thông tin và công trình được xây dựng thực tế), làm cho quyền tác giả không được công nhận liên tục trong các giai đoạn một dự án, từ thiết kế đến thi công, dẫn đến nhiều tác phẩm kiến trúc bị vi phạm quyền tác giả không phân xử được. Nhiều cuộc thi kiến trúc không công bằng, nhà tổ chức lạm dụng quyền tác giả của KTS tham dự.

Hơn thế, quản lý nhà nước về hồ sơ một gói đã tác động bất lợi cho môi trường làm nghề, khuyến khích thỏa hiệp bất lợi cho giá trị kiến trúc, thiếu cạnh tranh tích cực trong đấu thầu thi công và không tương thích với tập quán quản lý của khu vực ASEAN và quốc tế. Trong đó, theo quy định, KTS trong nước phải làm mọi thứ khi hợp tác với nước ngoài, và không có quy định chi phí độc lập đủ để thuê KTS hoặc kỹ thuật nước ngoài phối hợp thiết kế những công trình có tính mỹ thuật cao cấp.

Trong khó, ló khôn

Đón nhận xu hướng kiến trúc xanh, kiến trúc thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng đang trở thành xu thế tất yếu, một bộ phận KTS đã khẳng định mình bằng chất lượng thiết kế nổi trội. Bên cạnh các dự án lớn vẫn còn tình trạng giao cho các đơn vị tư vấn thiết kế nước ngoài thực hiện, một số công trình cao tầng như cao ốc văn phòng, khách sạn do các KTS thành phố thiết kế có chất lượng không hề thua kém, thậm chí còn vượt trội. Các KTS đã mạnh dạn áp dụng nhiều giải pháp kiến trúc như tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu địa phương, tăng cường mảng xanh trong công trình, mái nhà. Chính vì thế, nhiều công trình từ trường học, đến nhà ở riêng lẻ đã được giới thiệu trên các tạp chí kiến trúc thế giới, đoạt một số giải thưởng quốc tế danh giá. Một số KTS đã có thương hiệu thế giới, như các KTS của Công ty Võ Trọng Nghĩa, Văn phòng a21studĩo… nhờ gặt hái một loạt giải thưởng, trong đó có giải Festival kiến trúc thế giới, và đào tạo KTS tại chỗ bằng cách chủ động mời các KTS giỏi trên khắp thế giới về thực hành kiến trúc xanh ở Việt Nam. Họ đã nhanh nhạy nắm bắt thị trường, để xây những công trình trường học quy mô mà kết sức thân thiện với môi trường, với ý tưởng đưa con người trở về với thiên nhiên, nhanh chóng phủ kín không gian xanh ở từng ngôi nhà cho đến các khu nghỉ dưỡng, khách sạn lớn.

300x250 Tại sao những Kiến trúc sư Việt hụt hơi ?

Cùng Danh Mục :

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>