Thịt lợn thối Trung Quốc: 10 năm cho 1 quy trình chế biến
Loại thịt tốn 10 năm mới hoàn thành, có nơi lên tới 30 năm
Loại thực phẩm có quy trình chế biến trong thời gian rất lâu này có tên là thịt lợn thối. Loại thịt này do người Zhaba, Tây Tạng sống ở vùng cao phía tây nam thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc làm ra.
Thịt lợn là nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình, nó được bán rất nhiều trên thị trường, nhưng chỉ có thịt lợn thối ở người Tây Tạng là không có, bởi rất ít ai có thể chịu đựng được mùi hôi thối của loại thịt này. Thịt có mùi hôi không có nghĩa là nó bị hỏng và không thể ăn được. Trên thực tế, thịt lơn thối của người Tây Tạng có thể chế biến ra rất nhiều món ngon, nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức nó một cách ngon lành.
Những con lợn được người Tây Tạng nuôi thường được cho ăn ngô, lúa mì, đây đều là những thực phẩm bổ dưỡng. Sau khi lợn phát triển đến một thời điểm thích hợp, lợn sẽ bị siết cổ bằng dây thừng cho đến chết. Tiếp theo người ta sẽ phá vỡ các mạch máu, để máu chảy ngược vào các cơ quan nội tạng, sau cùng người ta lại mổ bụng lấy toàn bộ nội tạng ra và lấp đầy bằng lúa mạch, lúa mì…và khâu lại.
Công đoạn cuối cùng trước khi lưu trữ là người dân sẽ trộn tro bếp và đất sét, sau đó trét lên toàn bộ con lợn rồi treo trên gác bếp trong 10 năm hoặc 30 năm. Sau khoảng thời gian này, nếu muốn ăn, người dân sẽ lấy xuống và bóc hết đất sét ra, thịt lợn trở nên cứng, rất khó cắt và có mùi hôi khó chịu.
Leave a Reply